Copyright © 2015 by Dữ Liệu Bóng Đá Net

Giới thiệu luật đá penalty mới nhất 2021 với 3 điểm đáng lưu ý nhất

Dũng Phan 05/09/2022
881 lượt xem

Bóng đá luôn mang lại cho người xem sự hồi hộp, kịch tính và vô vàn điều bất ngờ, những điều khiến cho Bóng đá trở thành môn Thể thao Vua. Sự kịch tính, hồi hộp ấy có thể xuất phát từ một pha lên bóng, một tình huống cố định, một cú sút xa và không thể thiếu những quả penalty cân não. Vậy luật đá penalty là gì, các quy định khi sút penalty cụ thể như thế nào, bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về luật đá penalty.

Penalty là gì?

Đá Penalty

Đá Penalty

Penalty hay còn gọi là đá phạt đền ( đá 11m), là tình huống đá phạt trực tiếp giữ cầu thủ và thủ môn đối phương, vị trí đặt bóng ngay chính giữa và cách khung thành 11m ( sẽ được đánh dấu chấm ở trên sân). Khác với đá phạt, bị phạm lỗi ở vị trí nào sẽ thực hiện tại vị trí đó, đối với penalty áp dụng cho trường hợp phạm lỗi ở tất cả vị trí trong vòng cấm địa và cùng thực hiện ở điểm đã được đánh dấu trên sân.

Đây là một cơ hội rất ngon ăn đối với đội bóng được hưởng penalty, bởi cầu thủ chỉ đối mặt với thủ môn ở cự ly 11m, thông thường các HLV đều xác định trước cầu thủ sẽ thực hiện cú sút khi có penalty, đó sẽ là các cầu thủ có khả năng dứt điểm tinh quái cùng với bản lĩnh tâm lý vững vàng.

Có nhiều ý kiến cho rằng Penalty là một thiệt thòi đối với thủ môn, bởi thời gian để phán đoán hướng đi của quả bóng là rất ngắn, nếu muốn cản phá được bắt buộc các thủ môn sẽ phải dự đoán và đổ người sớm hơn, do vậy đó là các tình huống may rủi, 5 ăn 5 thua. Xong, chính vì thế mà nó tạo ra sự kịch tính, hấp dẫn, hồi hộp và gay cấn trong các loạt sút penalty. Vậy trường hợp nào của luật đá penalty quy định được hưởng sút phạt trực tiếp.

Xem thêm: Sơ đồ 352 – Nâng tầm sức mạnh của những đôi cánh không biết mỏi

Các trường hợp được hưởng penalty

Trường hợp được hưởng penalty

Trường hợp được hưởng penalty

Một đội bóng sẽ bị thổi penalty nếu một cầu thủ bất kỳ trong đội phạm lỗi ở 1 trong 2 trường hợp sau.

Thứ nhất cầu thủ không phải là thủ môn, cố ý dùng tay chơi bóng trong vòng cấm địa. Căn cứ vào mức độ của tình huống bóng, khả năng ghi bàn của đối phương mà trọng tài sẽ rút thẻ vàng hoặc đỏ đối với cầu thủ phạm lỗi, còn penalty thì là điều chắc chắn khi cố tình dùng tay chơi bóng.

Thứ hai là khi cầu thủ phạm các lỗi với đối phương như ngáng chân, xoạc không trúng bóng làm đối phương ngã, đẩy người với lực tác động đủ làm đối phương ngã, cản người không bóng, nắm áo, kéo người … ( trường hợp này áp dụng cả đối với thủ môn)

Quyết định có penalty hay không là nằm ở trọng tài chính, trong trường hợp tình huống bóng nằm ở các phút cuối của thời gian bù giờ, nếu có penalty thì sẽ kéo dài thêm thời gian đến khi thực hiện xong.

Công nghệ var

Công nghệ var

Mặc dù vậy, sẽ khó tránh khỏi các tình huống bóng nhạy cảm, khiến cho việc đưa ra quyết định của các trọng tài gặp khó khăn, vì thế trong những năm gần đây, sau khi công nghệ VAR ra đời, các giải đấu lớn trên thế giới đều đã áp dụng. Đây là công nghệ tiên tiến trong bóng đá hiện đại, hỗ trợ trọng tài trong các tình huống nhạy cảm và giúp cho trận đấu có sự công bằng tối đa.

Quy định khi đá penalty

Quy định khi đá penalty

Quy định khi đá penalty

Thực hiện đi, thực hiện lại quả phạt đền là trường hợp xuất hiện không ít ở các trận đấu, bởi các cầu thủ đã vi phạm vào một trong những quy định khi đá penalty, cụ thể như:

  • Cầu thủ thực hiện nằm trong đội hình đội bóng được hưởng phạt đền, và được trọng tài xác nhận trước khi đá
  • Dù phạm lỗi ở vị trí nào thì quả bóng vẫn được đặt chính giữa, cách khung thành 11m
  • Chỉ có cầu thủ thực hiện cú đá, và thủ môn cản phá ở trong vòng cấm địa, các cầu thủ còn lại đứng bên ngoài vòng cấm
  • Các cầu thủ bên ngoài được chạy vào vòng cấm khi bóng đã đá đi, nếu có bất kỳ 1 cầu thủ nào của cả 2 đội chạy vào trước khi bóng được đá thì sẽ thực hiện lại cú đá
  • Trước khi bóng được đá đi, thủ môn không được đứng quá vạch vôi, có thể làm động tác giả nhưng chân không vượt qua vạch
  • Cầu thủ chỉ được phép thực hiện cú sút khi có tín hiệu còi từ trọng tài chính
  • Khi bóng đã đá đi, cầu thủ thực hiện sẽ không được tiếp tục chạm vào quả bóng, trừ khi bóng đã chạm vào cầu thủ khác. Tức là nếu thủ môn cản phá ra cầu thủ có thể tiếp tục đá bồi, nhưng nếu chạm khung thành thì sẽ không được đá bồi
  • Khi thực hiện penalty trong trận đấu, cầu thủ thực hiện có thể phối hợp cùng đồng đội phía sau, nhưng nếu đá ở loạt penalty để phân thắng bại thì cú sút chỉ thực hiện qua 1 lần chạm bóng
Thủ môn khi thực hiện penalty

Thủ môn khi thực hiện penalty

Đó là những quy định mà cầu thủ của 2 bên đều phải chấp hành khi thực hiện sút penalty, tuy nhiên thực tế trong các trận đấu sẽ thường gặp một số lỗi của cầu thủ 2 đội như là: Thủ môn di chuyển quá vạch trước khi bóng được đá đi; các cầu thủ bên ngoài xâm nhập vòng cấm quá sớm; Cầu thủ thực hiện vào đà không đúng vô tình chạm nhẹ vào bóng.

Đối với những lỗi mắc phải của các cầu thủ, trọng tài sẽ xử phạt như sau:

  • Trường hợp cả 2 bên đều mắc lỗi thì sẽ thực hiện lại cú sút penalty.
  • Mọi lỗi xuất phát từ cầu thủ bên đội bị phạt đền đều phải đá lại, trường hợp  bóng đã vào lưới thì công nhận bàn thắng và không cần đá lại.
  • Bên được hưởng phạt đền nếu vi phạm lỗi, thì đều phải đá lại.

Luật đá penalty mới của Fifa

Kể từ năm 2017, luật thực hiện luật đá penalty của FIFA đã có một chút thay đổi trong cách chạy và tạo đà của cầu thủ thực hiện, liên quan đến việc phán đoán tình huống, bất lợi cho thủ môn.

Cụ thể trong quá trình chạy đà, cầu thủ thực hiện cú sút có thể làm động tác giả để đánh lừa thủ môn, nhưng sau khi kết thúc chạy đà chuẩn bị sút bóng, cầu thủ này sẽ không được làm động tác giả nữa. Nếu vi phạm sẽ thực hiện lại quả đá và trọng tài tiến hành nhắc nhở trực tiếp với cầu thủ.

Đến đây chắc hẳn, những người yêu môn thể thao vua đã có thêm nhiều thông tin hữu ích, hiểu biết rõ hơn về luật đá penalty rồi đúng không? Dulieubongda hy vọng rằng bài viết trên giúp ích cho các bạn nhiều hơn, hãy theo dõi để có thêm nhiều thông tin mới nhất nhé. 

5/5 - (5 bình chọn)